Cấy Ghép Implant

Đăng bởi Admin vào lúc 2023-06-23

CẤY GHÉP IMPLANT

Cấy Ghép Implant Là Gì?

Từ xưa đến những năm 1960s, khi chẳng may bị mất răng do bệnh tật, tai nạn hay tuổi tác người ta chỉ có thể phục hồi các răng đã bị mất bằng cầu răng, hàm giả tháo lắp hoặc toàn hàm tháo lắp

Cầu răng  

                               

  Hàm giả tháp lắp

Toàn hàm tháo lắp    

Nếu may mắn những răng lân cận còn tốt, Nha sĩ có thể mài chúng đi để làm cầu răng. Nhưng điều này sẽ làm răng rất mau bị suy yếu, có thể phải lấy tuỷ… làm tuổi thọ của các răng trụ này bị rút ngắn, còn nếu mang hàm tháo lắp sẽ bị cồng kềnh, sức nhai kém, giảm cảm giác ngon miệng.

Vào năm 1969, GS Per-Ingvar Branemark nhận thấy khi cấy các mảnh titanium vào xương, thì sẽ không xảy ra hiện tượng thải loại và xương sẽ bám chặt vào titanium, người ta gọi đây là hiện tượng tích hợp xương (osseointegration), từ đó người ta mới nghĩ ra việc làm những trụ implant bằng titanium rồi cấy vào trong xương hàm. Khi implant đã cứng cáp, Nha sĩ sẽ làm những mão hay cầu răng (gọi chung là phục hình) để gắn lên trên những implant đó.

 

 

Chỉ định của implant

Dùng để thay thế cho chân răng thật để nâng đỡ cho một mão, cầu hay một hàm tháo lắp bên trên

Những bệnh nhân nào không thể cắm được implant?

  • Bệnh nhân mất xương nhiều (trường hợp này phải ghép xương)
  • Bệnh nhân đang bị những tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (ví dụ nhồi máu cơ tim chưa ổn định, ung thư hay bệnh về máu đang tiến triển…)
  • Bệnh nhân có bệnh toàn thân (vd tiểu đường, tim mạch..) chưa được kiểm soát
  • Bệnh nhân nghiện thuốc lá : trường hợp này tỷ lệ thành công sẽ thấp hơn bình thường

Ưu điểm của implant

  • Tỷ lệ thành công (nếu được làm đúng kỹ thuật) khá cao, khoảng 95%
  • Không cần phải mài răng thật
  • Thẩm mỹ cao
  • Khả năng ăn nhai tốt hơn nhiều so với các loại phục hình cổ điển
  • Thoải mái, bệnh nhân không có cảm giác có vật lạ (răng hay hàm giả) trong miệng
  • Dễ dàng làm vệ sinh (so với cầu răng)

Khuyết điểm của implant

  • Giá thành cao hơn so với các loại phục hình cổ điển
  • Đòi hỏi Bác sĩ có tay nghề cao (khám và lập kế hoạch điều trị tỉ mỉ, chính xác, vô trùng cao), đòi hỏi phòng khám phải trang bị phòng mổ vô trùng, trang thiết bị hiện đại)
  • Bệnh nhân phải chăm sóc kỹ lưỡng hơn, phải khám định kỳ theo chỉ định của BS
  • Bệnh nhân phải ghép xương nếu không có đủ xương, điều này sẽ làm tăng chi phí điều trị
Quy trình cấy ghép tiêu chuẩn 
( Ngoài ra nha khoa AT còn cung cấp dịch vụ quy trình cắm ghép và làm phục hình tức thì cho vùng răng thẩm mỹ )

Bước 1: Tư vấn thăm khám, chụp phim và lập kế hoạch điều trị

Bước 2: Xét nghiệm tổng quát đảm bảo sức khỏe cho thủ thuật cấy ghép Implant

Bước 3: Cắm trụ Implant

Bước 4: Tái khám lành thương sau 1 – 2 tuần

Bước 5: Lấy dấu làm răng sứ sau 2 – 6 tháng

Bước 6: Gắn sứ sau 5 – 7 ngày

Bước 7: Tái khám định kỳ mỗi 4 – 6 tháng

Tìm hiểu kỹ hơn về Cấy ghép Implant  tại Nha khoa AT

Nếu bạn còn có những thắc mắc gì về ghép xương ổ hàm, ghép xương răng trong trồng răng thì vui lòng gọi về Hotline:1900 633 805 hoặc để lại yêu cầu gọi lại để được các bạn tư vấn viên giải đáp ngay nhé!


Chia sẻ với bạn bè

Hiển thị tất cả kết quả cho ""